Saturday, September 13, 2014

VIC góp 94 tỷ đồng lập Công ty Xây dựng Vincom 3

Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC) công bố thông tin về việc tham gia góp vốn 94 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH Xây dựng Vincom 3 có vốn điều lệ 100 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.


Tài liệu đính kèm:
20140829---VIC---CBTT-Tham-gia-gop-von-thanh--lap-Cong-ty-TNHH-Xay-dung-Vincom-3.pdf

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập công ty TNHH VKX

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập công ty TNHH VKX và đón nhận bằng khen của Thủ tướng

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty TNHH VKX diễn ra vào hồi 18h00, ngày 26/6/2014 tại Khách sạn Grand Plaza, Hà Nội. Chương trình vinh dự được đón tiếp các vị Lãnh đạo, các vị khách quý từ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập công ty TNHH VKX và đón nhận bằng khen của Thủ tướng
Ban Lãnh đạo thành lập Công ty VKX nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Trướng lưu niệm của Bộ trưởng Bộ TT Truyền thông
 
Về phía Việt Nam có: Ông Nguyễn Bắc Son - UVBCH TW Đảng  - Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, Ông Đỗ Trung Tá - Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Ông Mai Liêm Trực - Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Ông Đặng Đình Lâm - Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Ông Phạm Long Trận - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Về phía Hàn Quốc có: Ông Jun Dae Joo  - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, Ông Martin Wiktorin - Giám đốc điều hành Công ty LG Ericsson, Ông Koo Sang Hoon - Giám đốc Tài chính Công ty LG Ericsson,  Ông Lee Keun - Giám đốc tác nghiệp Công ty LG Ericsson, Ông Lee Jae Ryung – Giám đốc điều hành Công ty LG Ericsson.  
Tham dự buổi lễ còn có các đại diện các Vụ, Ban chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Lãnh đạo viễn thông các tỉnh, thành phố, các đơn vị thành viên của VNPT, các vị khách đến từ các công ty đối tác của VKX.
 
Ông Lê Ngọc Hưng - Tổng Giám đốc Công ty VKX nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước
Ông Lê Ngọc Hưng - Tổng Giám đốc Công ty VKX nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước
Với những thành tích đã đạt được trong suốt những năm qua, nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập công ty VKX đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khen tặng cho thành tích sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013.
Tại buổi lễ, Ông Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thừa ủy quyền của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Ban Lãnh đạo Công ty VKX, Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước cho Ông Lê Ngọc Hưng – Tổng Giám đốc Công ty VKX và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Ông Lee Keun – Phó Chủ tịch HĐTV Công ty VKX, Giám đốc điều hành Công ty Ericsson-LG.
Ngày 21/6/1994, Công ty Liên doanh sản xuất thiết bị tổng đài VKX (nay là công ty TNHH VKX) được thành lập với vai trò là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam với công ty Ericsson -LG và công ty LGI Hàn quốc theo giấy phép số 893 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, được đăng ký lại theo luật thành lập doanh nghiệp ngày 4 tháng 7 năm 2008.
 
Ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ TTTT phát biểu chúc mừng Công ty VKX
Ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ TTTT phát biểu chúc mừng Công ty VKX
Số vốn đăng ký hiện nay là 10 triệu USD, thời hạn liên doanh là 20 năm kể từ năm 1994, tỷ lệ góp vốn mỗi bên là: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN 50%, công ty Ericsson - LG 40%  và công ty LGI 10%. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các hệ thống tổng đài cố định, di động, truy nhập NGN,các thiết bị đầu cuối, các phần mềm xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật có liên quan, …. đáp ứng quá trình số hóa mạng lưới trong chiến lược “Tăng tốc” của Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ngay từ khi bước vào hoạt động, VKX đã nhanh chóng phát huy vai trò của mình trong khối công nghiệp Bưu điện. Trong chiến lược Tăng tốc phát triển Bưu chính Viễn thông hai giai đoạn từ 1993 đến 2000, VKX đã sản xuất và cung cấp cho mạng viễn thông của VNPT hàng triệu lines điện thoại với các chủng loại tổng đài khác nhau, sản phẩm của VKX đã có mặt trên mạng lưới viễn thông của hàng chục tỉnh, thành phố của cả nước từ những vùng xa xôi hẻo lánh cho đến những trung tâm kinh tế phát triển của Việt Nam. Những sản phẩm này đã đóng góp quan trọng và thiết thực vào sự nghiệp CNH - HĐH mạng lưới Viễn thông Việt Nam.
 
Ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ TTTT phát biểu chúc mừng Công ty VKX
Ông Lee Keun - Phó Chủ tịch HĐTV Công ty VKX, Giám đốc điều hành Công ty Ericsson LG nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN
Cùng với sự giúp đỡ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các chuyên gia Hàn Quốc, Công ty VKX đã nhanh chóng làm chủ công nghệ, đẩy mạnh phát triển sản xuất với sức sáng tạo mạnh mẽ của đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, CBCNV… Hiện nay, VKX không chỉ là một trong bốn thành lập doanh nghiệp chủ lực cung cấp các hệ thống chuyển mạch, thiết bị đầu cuối cho thị trường viễn thông Việt Nam mà còn bước đầu vươn ra thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Nga, Philipin, Cu Ba, ...
Trong giai đoạn 2004-2009 công ty VKX tiếp tục việc sản xuất, cung cấp, lắp đặt thiết bị mở rộng và ứng cứu cho các tổng đài Starex-VK, MSAN tại các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch của VNPT đề ra. Công ty đã thực hiện tốt việc tiếp nhận công nghệ sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng các sản phẩm của tổng đài di động CDMA 2000-1X từ công ty  LGN để cung cấp cho mạng SPhone từ khu vực Đà Nẵng trở ra.
Đặc biệt tháng 4 năm 2008 công ty chính thức khai trương trung tâm nghiên cứu phát triển phần mềm trên cơ sở hợp tác với công ty mẹ là LG Nortel, hiện nay trung tâm có gần 80 kỹ sư phần mềm, những sản phẩm phần mềm đầu tiên được công ty mẹ LGN sau này là Ericsson LG đặt hàng và từ năm 2008 đến nay luôn đạt trị giá trên 2 triệu USD/năm.
Trong giai đoạn từ 2010 đến nay công ty đã liên tục tìm kiếm và đưa các sản phẩm, dịch vụ mới vào thị trường Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và người sử dụng. Ngoài ra công ty tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp có thế mạnh về công nghệ và sản phẩm để cung cấp cho các khách hàng ngoài VNPT như Viettel, CMC, FPT,.. góp phần tăng đáng kể cho doanh thu của công ty.
Trên suốt chặng đường 20 năm, VKX đã vinh dự được Đảng, nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tâp đoàn Bưu chính viễn thông VN trao tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý.
- Tháng 6/ 2004: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
- Tháng 6/2009: Kỷ niệm 15 năm thành lập công ty và đón nhận huân chương lao động hạng Nhì
- Và hôm nay, nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập công ty VKX đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khen tặng cho thành tích sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013.
Đánh giá cao những thành tích mà VKX đã có được trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son rất tin tưởng VKX cũng như các đơn vị khác trực thuộc VNPT sẽ tiếp tục vươn lên, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngay từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước đang bị bao vây cấm vận, VNPT đã khéo léo lựa chọn con đường hợp tác với nhiều Tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới, trong đó Tập đoàn LG là một trong những đối tác được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, để làm khâu đột phá nhằm phát triển và đưa những công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến của thế giới vào Việt Nam.
Đến nay, VKX cùng với những công ty thành viên khác đã góp phần xây dựng VNPT ngày một lớn mạnh và luôn giữ vị trí số một tại Việt Nam về phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin, có khả năng vươn ra thị trường thế giới, đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn Viễn thông lớn.
Hiện nay tại Việt Nam, Công ty TNHH VKX cũng là đại diện hợp pháp của Ericsson LG- (ELG), là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm tổng đài thành lậpdoanh nghiệp PBX, điện thoại cố định công nghệ số đồng thời là nhà sản xuất, cung cấp trong nước và xuất khẩu chính thức các sản phẩm điện thoại cố định cho các đối tác của ELG trên toàn cầu.
Với trụ sở chính đặt tại Seoul, Hàn quốc, E-LG còn có văn phòng đại diện tại Moscow (Nga), Rome (Italia), Mexico (Mehico). Tại khu vực châu Á, ELG có hai nhà máy sản xuất thiết bị tổng đài và thiết bị đầu cuối tại Chaechongsao (Thái lan) và Hà Nội (Việt Nam). ELG/VKX đang dần xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu và hỗ trợ tối đa hệ thống kênh phân phối tại Việt nam, tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ông Martin Wiktorin - Giám đốc Điều hành Công ty LG-Ericsson thể hiện sự tin tưởng nền tảng hợp tác lâu dài đã được tích lũy bởi những người lãnh đạo trong lĩnh vực Viễn thông và công nghệ thông tin của hai quốc gia trong 2 thập kỉ vừa qua và cam kết sẽ không ngừng hỗ trợ VKX để công ty luôn giữ vững vị trí là một trong nhưng công ty năng động và sáng tạo trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.
Báo Điện tử VnMedia phối hợp với Công ty TNHH VKX là đơn vị trực tiếp tổ chức buổi lễ long trọng này.
PV

 

Thành lập công ty phát tán tin nhắn lừa đảo chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng

Thành lập công ty phát tán tin nhắn lừa đảo

Ngày 15/7, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) đã họp, thông báo về nội dung chuyên án triệt phá nhóm đối tượng sử dụng thiết bị điện tử công nghệ cao kết nối mạng Internet phát tán tin nhắn lừa đảo chiếm đoạt phí dịch vụ của người sử dụng điện thoại di động. Đây là chiến công xuất sắc của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) và Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội sau hơn nửa năm đấu tranh.

Theo tài liệu của cơ quan Công an, đối tượng cầm đầu nhóm phạm tội thứ nhất là Lê Ngọc Tiến, trú tại Bắc Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), nhân viên Công ty FPT bỏ tiền tổ chức thuê người, mua sắm trang thiết bị thành lập công ty Vvas, Vcontent, Bắc Đại Dương hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo trên các đầu số 7x68 và 7x77 của các nhà cung cấp dịch vụ di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel.
Ngày 13/6, cùng lúc tổ công tác đã bắt quả tang và khám xét phòng 119, nhà 5B, tập thể Đại học Công đoàn, quận Đống Đa và số 234 Nguyễn Trãi, TP Hà Nội, thu giữ hàng chục hệ thống thiết bị phát tán tin nhắn lừa đảo gồm máy tính xách tay và để bàn, hàng chục bộ Hub (thiết bị để cắm USB 3G và sim điện thoại), hàng chục USB 3G và hơn 9.000 sim điện thoại cùng nhiều thiết bị, tài liệu liên quan. Kết quả điều tra ban đầu, xác định từ 6/2013 đến tháng 6/2014, Công ty Vvas, Vcontent đã phát tán hàng triệu tin nhắn lừa đảo từ các đầu số trên với 27 cú pháp chiếm đoạt khoảng 22 tỷ đồng của các thuê bao di động. Số tiền này Tiến ăn chia với các nhà mạng theo tỷ lệ 45-55%. Ngay sau khi bị bắt giữ, cơ quan Công an còn phát hiện Tiến đã thành lập công ty khác là VMG và CTC để tiếp tục “bành trướng” quy mô hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo.
Tang vật vụ án.
Mở rộng điều tra, cơ quan Công an còn phát hiện một nhóm công ty khác là Công ty Thiên Ngân, Thiên Hà do Trần Ngọc Hùng, trú tại phố Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu phát tán tin nhắn lừa đảo. Bước đầu, cơ quan Công an xác định từ ngày 1/5 đến 13/6, Hùng và các đối tượng của Công ty Thiên Ngân, Thiên Hà đã phát tán hàng trăm nghìn tin nhắn với 83 cú pháp lừa đảo để chiếm đoạt khoảng 1,016 tỷ VNĐ. Cũng trong ngày 13/6, tổ công tác của ban chuyên án đã bắt quả tang 7 đối tượng do Nguyễn Ngọc Quyết đứng đầu đang phát tán tin nhắn rác lừa đảo cho Công ty Thiên Ngân. Tang vật thu giữ gồm hàng chục bộ thiết bị phát tán tin nhắn rác, hàng nghìn sim điện thoại, hàng chục máy tính và USB 3G.
Cơ quan điều tra cho biết, đối tượng Tiến cực kỳ thủ đoạn trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Tiến không hề đứng tên ở chức danh, địa vị nhưng lại có vị trí rất quan trọng, có thể điều khiển các giám đốc thành lập công ty nhất nhất nghe theo. Tiến trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty Vvas do Nguyễn Xuân Dũng làm Giám đốc và Công ty Vcontent do Nguyễn Duy Đông làm giám đốc.
Các công ty này có hoạt động tương tự giống nhau, chúng chia thành nhiều nhóm, trong đó đối tượng Nguyễn Thị Trang, Lương Thị Toan trực tiếp soạn thảo nội dung tin nhắn; Dũng, Đông cùng với Trần Khắc Quỳnh phát tán tin nhắn; Đinh Nguyên Nam làm kỹ thuật; kế toán Lê Thị Song Hoàn thu tiền. Các đối tượng sử dụng các cú pháp khác nhau để lôi cuốn mọi người với nội dung cổ súy cho lô đề, tử vi bói toán, lừa đảo trúng thưởng, ví dụ như: soạn tin để có 2 số cuối giải xổ số đặc biệt, nhận thư và lời giải xổ số miền Bắc… Khi nhận được tin nhắn, chủ thuê bao gửi lại cho các đầu số sẽ tự động trừ từ 500đ đến 15 nghìn đồng/tin nhắn.
Hiện cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố 11 bị can, bắt tạm giam 5 bị can là giám đốc, kế toán, kỹ thuật, kinh doanh của các Công ty Vvas, Vcontent và Công ty Thiên Ngân về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 226B Bộ luật Hình sự. Hiện vụ án đang tiếp tục được cơ quan Công an điều tra mở rộng. Cơ quan Công an cũng cho biết, hiện đang phối hợp với lực lượng chức năng khác, nhất là các nhà mạng trong việc rà soát số thuê bao gửi số lượng tin nhắn không đúng quy định

Hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới

Hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới

NDĐT- Ngày 23-5, trong phiên trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, cần xác định rõ hơn những ngành, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể, hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước, đã được phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 (Ảnh minh họa: Trần Hải).
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đạt 921 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, ở thời điểm hiện nay, pháp luật về quản lý nhà nước nói chung và quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng đang gồm nhiều nghị định, quyết định và chưa có một luật để điều chỉnh.
DNNN đã tạo việc làm cho hơn 1,2 triệu người lao động, có mức thu nhập tương đối ổn định so với thực trạng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Vốn nhà nước đầu tư vào thành lập doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, tăng lên 921 nghìn tỷ đồng năm 2012, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, thành lập công ty. Hơn 6.000 doanh nghiệp đã được sắp xếp, cổ phần hóa DNNN. Tái cơ cấu DNNN bước đầu đã có một số kết quả tích cực.
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Cụ thể như, đầu tư vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư thực tế chưa được triển khai đầy đủ do hạn chế về tính khả thi. Trong khi đó, từ năm 2004 đến nay, Nhà nước không còn cấp bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho DNNN để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngoại trừ trường hợp thực hiện các nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc quyết định cấp để lại cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam một phần lợi nhuận được chia của nước chủ nhà trong thành lập Công ty liên doanh Vietsovpetro. Giai đoạn này cũng không sử dụng NSNN để cấp vốn điều lệ cho việc thành lập mới DNNN.
Ngoài ra, các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến DNNN chưa được luật hóa kể từ thời điểm Luật DNNN năm 2003 hết hiệu lực. Trong khi đó, Luật thành lập Doanh nghiệp năm 2005 có phạm vi điều chỉnh tập trung vào việc thành lập, mô hình tổ chức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề đặc thù cho DNNN như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác đối với hoạt động của DNNN chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương xứng với với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp dẫn đến hạn chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với DNNN cũng có phần chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của DNNN chưa cao, chưa được chú trọng và quan tâm.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian qua, đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà nước đối với DNNN trong việc định hướng, tổ chức lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện tái cơ cấu DNNN, phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan
Dự án Luật bao gồm bảy chương, 63 điều, quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giám sát hoạt động đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong đó, quy định đối tượng áp dụng là đại diện chủ sở hữu nhà nước, đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp, đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp; thành lập công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ý kiến của các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước; khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay và bảo đảm tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan.Việc ban hành Luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình tái cơ cấu các DNNN, tái cơ cấu nền kinh tế cũng như đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí trong quản lý kinh tế.
Riêng về phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo các hình thức đầu tư, cần xác định rõ hơn những ngành, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể. Theo đó, cần hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới, cũng như làm rõ những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp và đề nghị quy định cụ thể hơn về vai trò, mô hình hoạt động của doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định cụ thể hóa định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước như đã nêu tại Kết luận số 50-KL/TƯ ngày 29-10-2012 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
NGÂN ANH ghi

 

Friday, September 12, 2014

Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm

Tỷ lệ Thành lập doanh nghiệp mới giảm

Sở KH-ĐT Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 5-2014, trên địa bàn thành phố có 6.150 doanh nghiệp đăng ký thành lập, giảm gần 1,5% so với cùng kỳ năm 2013; Tổng số vốn đăng ký đạt 33.259 tỷ đồng, giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh minh họa.
Trong khi đó, số doanh nghiệp ngừng hoạt động lại tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5.372 doanh nghiệp, bao gồm 251 doanh nghiệp giải thể, tăng 12%; 3.449 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh tăng 14,9%; 1.672 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giảm 14,4%. Bên cạnh đó, có 848 doanh nghiệp khác đang làm thủ tục giải thể.

Đáng chú ý, có tình trạng doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có hành vi trái pháp luật, do thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay tương đối đơn giản. Vì vậy, có ý kiến cho rằng nên có điều kiện chặt chẽ hơn đối với hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Theo An ninh Thủ đô

Phương pháp tính thuế GTGT với DN mới thành lập

Phương pháp tính thuế GTGT khi thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp và chi nhánh mới cần lưu ý một số vấn đề về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), thời điểm áp dụng phương pháp khấu trừ, đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế...



Phương pháp khấu trừ thuế được quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư 219) về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều doanh nghiệp thành lập đã gặp phải nhiều vướng mắc đối với quy định này, do đó Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 2616/TCT-CS (sau đây gọi tắt là Công văn 2616) hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Cụ thể:Thứ nhất, về giá trị tài sản, máy móc, thiết bị đầu tư mua sắm, góp vốn của doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp mới thành lập được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi:
- Hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra các hóa đơn sau vẫn được chấp nhận để tổng hợp vào tổng giá trị tài sản cố định, máy móc, thiết bị đầu tư, mua sắm: (1) hóa đơn mua đối với các tài sản là máy móc, thiết bị chưa đạt tiêu chuẩn là tài sản cố định; và (2) hóa đơn mua công cụ, dụng cụ;
- Doanh nghiệp mới thành lập nhận góp vốn bằng tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên và đảm bảo được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp.
Thứ hai, về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đối với các chi nhánh. Theo quy định của Thông tư 219, chi nhánh được thành lập bởi doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ được áp dụng phương pháp tính thuế như của doanh nghiệp đang hoạt động (trong trường hợp chi nhánh khai thuế GTGT tại cơ quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh).
Tuy nhiên nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì phải khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý quy định này cũng được áp dụng đối với chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ ba, về việc đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, các doanh nghiệp cần lưu ý những trường hợp sau:
Thành lập Doanh nghiệp từ dự án đầu tư trước ngày 01/01/2014, đang trong giai đoạn đầu tư và chưa có doanh thu thì tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong năm 2014.
- Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2014, có thực hiện đầu tư theo dự án thì thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/01/2014 đến trước ngày 26/04/2014, có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, có mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, chưa thông báo phát hành hóa đơn/chưa mua hóa đơn bán hàng, thì thuộc đối tượng đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Thủ tục đơn giản khi thành lập doanh nghiệp

Thủ tục đơn giản khi thành lập doanh nghiệp tại Israel

VOV.VN - Thời gian hoàn thành đăng ký thành lập doanh nghiệp thông thường mất khoảng 14 ngày với phí đăng ký khoảng 750 USD.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), việc thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Israel khá đơn giản. Các doanh nghiệp nước ngoài tùy thuộc vào nhu cầu, ngành nghề, điều kiện kinh doanh của mình để lựa chọn các loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Cụ thể, một công ty trực thuộc của doanh nghiệp nước ngoài phải được đăng ký tại Israelvới tư cách là công ty TNHH tư nhân. Israel cho phép thành lập doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu 100% vốn tại công ty trực thuộc.
Luật thành lập Doanh nghiệp 1999 của Israel quy định, doanh nghiệp phải chỉ định một hoặc nhiều giám đốc công ty. Luật này cũng không yêu cầu phải có giám đốc công ty là người Israel. Tuy nhiên, để mở hồ sơ công ty tại cơ quan thuế VAT, công ty phải có ít nhất một đại diện là người cư trú tại Israel (công dân, người thường trú, hoặc người có thẻ làm việc).


Israel - quốc giá có tiềm năng phát triển cho các cá nhân, doanh nghiệp. (Ảnh: KT)
Công ty trực thuộc tại Israel phải có văn phòng tại Israel và lưu trữ hồ sơ pháp lý tại văn phòng đó. Đối với việc kê khai các nghĩa vụ nộp thuế, công ty trực thuộc có thể được đối xử như là một công ty của Israel như miễn thuế và các ưu đãi khác. Đối với Văn phòng chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Israel phải được đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999. Khác với công ty trực thuộc, văn phòng chi nhánh được coi là phần mở rộng của doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nước ngoài phải có trách nhiệm hoàn toàn cho các hoạt động của văn phòng chi nhánh.
Về nghĩa vụ thuế, văn phòng chi nhánh không được coi là loại hình doanh nghiệp thường trú tại Israel, do đó không được hưởng các ữu đãi, miễn trừ thuế như các doanh nghiệp Israel. Chính vì vậy, loại hình văn phòng đại diện không được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên lựa chọn.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Israel chỉ muốn tham gia vào tìm hiểu thị trường hoặc triển khai một số công việc hành chính tại Israel và không triển khai các hoạt động kinh doanh sinh lợi thì có thể mở văn phòng đại diện và không cần phải đăng ký.
Do đó, văn phòng đại diện không thể giao kết hợp đồng trực tiếp, không được đại diện cho doanh nghiệp mẹ, không được thuê nhà kho, phát hành hóa đơn, mở tín dụng thư…Văn phòng đại diện chỉ có thể nghiên cứu thị trường hoặc làm báo cáo tiền khả thi cho doanh nghiệp mẹ.
Tất cả các doanh nghiệp phải được đăng ký với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp và Cơ quan thuế vụ Israel. Thời gian hoàn thành đăng ký doanh nghiệp thông thường mất khoảng 14 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ. Sau khi đăng ký xong, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp gồm 9 chữ số. Phí đăng ký doanh nghiệp khoảng 750 USD.
Hàng tháng, công ty phải nộp báo cáo thu nhập và báo cáo thuế của lãnh đạo và nhân viên công ty, báo cáo bảo hiểm và báo cáo thuế giá trị gia tăng. Hàng năm, công ty phải nộp báo cáo tài chính có kiểm toán theo quy định

Thursday, September 11, 2014

Thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam

(Tài chính) Hệ thống dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam đã và đang được đổi mới căn bản, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đó là hệ thống chuẩn mực kế toán do Liên đoàn dịch vụ Kế toán quốc tế công bố áp dụng cho tất cả các nước theo cơ chế thị trường. Đây là cơ hội để hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.


Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Thực trạng hoạt động kế toán, kiểm toán Việt Nam
Sau hơn 20 năm hội nhập quốc tế, lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng, thể hiện qua một số phương diện sau:
Về cơ chế chính sách: Trong những năm qua, lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn như trong cải cách khung pháp lý cho phát triển ngành nghề và dịch vụ kế toán, kiểm toán. Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành khá đầy đủ và cập nhật kịp thời hệ thống pháp luật để chỉ đạo và phát triển hệ thống kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, Luật Kế toán năm 2013 và nhiều văn bản dưới luật khác cũng đã được hoàn thiện. Đặc biệt, Bộ Tài chính còn công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế, kể cả Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Tháng 12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành lại 37 Chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) Việt Nam phù hợp với CMKiT mới nhất của quốc tế.
Có thể nói, đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán Việt Nam khá đầy đủ, phù hợp và cập nhật với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Phù hợp với đặc thù nền kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam; Làm cơ sở thực hành công việc kế toán, lập báo cáo tài chính và thực hành kiểm tra, giám sát, kiểm toán báo cáo tài chính trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng như Nhà nước; Là cơ sở nâng cao độ tin cậy của nhà đầu tư và xã hội vào sự công khai, minh bạch của thị trường tài chính Việt Nam.
Về phương pháp kế toán, kiểm toán căn bản: Việt Nam đã áp dụng gần đầy đủ chuẩn mực kế toán quốc tế, trừ nguyên tắc giá thị trường. Về CMKiT, Việt Nam đã áp dụng gần như đầy đủ chuẩn mực quốc tế có vận dụng phù hợp với pháp luật Việt Nam. Thậm chí, các công ty kiểm toán lớn đã áp dụng có tính cập nhật nhanh các chuẩn mực khi IFAC vừa công bố.
Về thực trạng hoạt động kế toán, kiểm toán: Trong hai thập kỷ qua, hoạt động kiểm toán độc lập đã phát triển đáng kể, từ chỗ chỉ có 2 công ty với 13 nhân viên làm việc vào ngày 13/5/1991, đến nay đã có 165 công ty kiểm toán, trong đó có mặt cả Big Four; Có 43 công ty đủ điều kiện kiểm toán doanh nghiệp niêm yết; 28 công ty là thành viên hãng kiểm toán quốc tế. Số liệu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VAPCA) hiện có 11.000 người làm việc, có 2.800 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam, 500 người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế; Mỗi năm cung cấp trên 20 loại dịch vụ cho 33.000 khách hàng, tổng doanh thu đạt 3.800 tỷ đồng, nộp ngân sách 587 tỷ đồng.
Đề xuất, kiến nghị
Cùng với những thành công trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam còn bộc lộ không ít tồn tại, khó khăn trong quá trình hội nhập. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về kiểm toán, kế toán ở Việt Nam, trong thời gian tới cần chú ý vào những nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính công bố trên cơ sở phù hợp hơn với chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến. Các cơ quan chức năng cần xây dựng bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Để thực hiện được điều này, các chuyên gia kế toán hàng đầu của Việt Nam từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, hội nghề nghiệp đến các công ty dịch vụ kế toán - kiểm toán, các trường đại học… cần phải hợp tác về mặt chuyên môn nhằm xây dựng chuẩn mực kế toán chất lượng cao.
Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán Việt Nam khá đầy đủ, phù hợp và cập nhật với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Phù hợp với đặc thù nền kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam; Làm cơ sở thực hành công việc kế toán, lập báo cáo tài chính và thực hành kiểm tra, giám sát, kiểm toán báo cáo tài chính trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng như Nhà nước.
Thứ hai, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán, vừa đảm bảo chức năng hoạch định chính sách vừa quản lý, giám sát thực thi kế toán, kiểm toán. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về kiểm toán, kế toán tại Việt Nam.
Thứ ba, tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện, trong đó tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ hiện có cũng như thực hiện đào tạo mới và đào tạo nâng cao trong các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế. Nhiều ý kiến cũng khuyến nghị rằng, các trung tâm đào tạo cần nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn hành nghề, cập nhật những đổi mới, tích cực trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viên ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức ban hành chuẩn mực quốc tế. Các trường đại học cần thúc đẩy các nhóm nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực kế toán, kiểm toán nêu trên, các sản phẩm cần được phát hành và phổ biến để làm nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán, từ việc hoàn thiện các quy chế kiểm tra định kỳ, đột xuất, tự kiểm tra, kiểm tra từ bên ngoài, đặc biệt là kiểm tra của các hội nghề nghiệp, theo đó là xử lý các sai phạm để duy trì chất lượng dịch vụ đồng đều, giảm thiểu mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ như hiện nay.
Thứ năm, phát triển hơn nữa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tập trung đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán; Đào tạo và nâng cao yêu cầu thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên (CPA Việt Nam) sao cho tăng nhanh hơn về số lượng (đến năm 2020 đạt 7000 người được cấp CPA Việt Nam) và nâng cao chất lượng của chứng chỉ, trước mắt được ASEAN thừa nhận (ACPA); Mở rộng quy mô và chất lượng doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, xây dựng 1 - 2 công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô tương đương với Big Four tại Việt Nam. Phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp.
Thứ sáu, đẩy mạnh sự phát triển của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán thành tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, độc lập và tự quản trên cơ sở chuyển giao tiếp các việc, hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc duy trì và phát triển nghề nghiệp theo hướng xã hội hóa một phần các dịch vụ xã hội về kế toán, kiểm toán.
Thứ bảy, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam thông qua các quan hệ hợp tác, hoạt động kinh nghiệp của quốc tế.

Hà Nội "giục" thành lập Công ty Đường sắt Hà Nội

(DĐDN) - Ngày 4/9, Thời báo Ngân hàng cho biết, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa giao BQL đường sắt đô thị Hà Nội phối hợp với các sở ngành liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ thành lập Công ty Đường sắt Hà Nội trước ngày 15/9/2014.


Thành lập Công ty Đường sắt Hà Nội để quản lý các tuyến đường sắt đô thị

Theo đó, BQL đường sắt đô thị Hà Nội có nhiệm vụ đề xuất, báo cáo và dự thảo văn bản để UBND thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập Công ty theo quy định.
Về mô hình tổ chức: trong giai đoạn đầu, Công ty Đường sắt Hà Nội sẽ được quản lý theo mô hình và cơ cấu tổ chức một Công ty quản lý tập trung. Trong tương lai, khi Công ty tiếp nhận các tuyến đường sắt đô thị khác sẽ áp dụng mô hình Công ty mẹ - con.
Về vốn điều lệ, vốn lưu động: BQL đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, xác minh mức vốn điều lệ của Công ty trên cơ sở tổng mức đầu tư của tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông); giao Sở Tài chính chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để báo cáo UBND thành phố giao vốn cho Công ty Đường sắt Hà Nội.
Về ngành nghề kinh doanh: sẽ xây dựng sau khi tiếp thu ý kiến của các Bộ.
Về nhân sự: giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với BQL đường sắt đô thị xây dựng phương án nhân sự của Công ty trong giai đoạn thành lập, báo cáo UBND thành phố theo quy định.

Tuấn Thành

Monday, September 8, 2014

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán: Đối mặt với... giấy phép con

(DĐDN) - Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đưa ra xin ý kiến góp ý của cộng đồng DN và các nhà quản lý. Luật Kế toán chỉ sửa đổi, bổ sung 10 điều của Luật Kế toán hiện hành nhưng theo nhiều DN, dự luật đã đặt thêm hàng loạt giấy phép con cho DN kinh doanh dịch vụ kế toán.

Kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, trong khi đó,
dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là các DN siêu nhỏ và nhỏ
Điều đáng quan tâm là những giấy phép "con", giấy phép "cháu" đối với kinh doanh dịch vụ kế toán theo dự thảo Luật Kế toán thiếu tính khả thi.
Thiếu tính khả thi và... quá mức cần thiết
Trước hết, yêu cầu "có ít nhất ba kế toán viên hành nghề" là thiếu tính khả thi vì từ năm 2005 đến nay, Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán mỗi năm một lần, mỗi lần chỉ cấp được khoảng 25 - 30 chứng chỉ. Trong khi đó, khá nhiều người được cấp chứng chỉ lại không hành nghề dịch vụ kế toán. Đến hết năm 2013, chỉ có 192 kế toán viên hành nghề và kiểm toán viên đăng ký hành nghề với Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam (VAA). Với tốc độ đó, sao có đủ kế toán viên hành nghề để thành lập DN theo quy định trên.
Đòi hỏi "tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn" là quá mức cần thiết. Bởi, người có chứng chỉ hành nghề cũng là người lao động , không bắt buộc phải góp vốn vào Cty mà được phép làm việc theo hợp đồng lao động. Quy định đó sẽ gây khó khăn lớn cho việc thành lập DN dịch vụ kế toán khi không thể thuyết phục được người có chứng chỉ hành nghề tham gia góp vốn.
Điều kiện "người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của Cty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề" cũng là điều kiện quá mức cần thiết. Bởi, người đại diện theo pháp luật của DN phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của DN và do đó phải có kinh nghiệm quản lý, kiến thức tương đối toàn diện. Không phải bất cứ ai có "chứng chỉ hành nghề kế toán" là đã có kinh nghiệm trong quản lý DN. Do đó, chỉ cần quy định "Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) DN dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và chỉ người có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được ký hợp đồng dịch vụ kế toán là đủ.
Điều kiện "bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ" lại là một... quy định khó hiểu! Bởi lẽ, dịch vụ kế toán không đòi hỏi vốn lớn, cũng không phải là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm có thể phải bồi thường vật chất đến mức phải quy định vốn pháp định. Những rủi ro thường gặp trong dịch vụ kế toán đều có nguyên nhân từ sự không hợp pháp của chứng từ, tài liệu được sử dụng trong công tác kế toán. Song, các hợp đồng dịch vụ kế toán đều quy định về trách nhiệm của khách hàng là "chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự hợp pháp của chứng từ, tài liệu kế toán được cung cấp để sử dụng trong công tác kế toán". Do đó, những khoản DN dịch vụ kế toán phải bồi thường cho khách hàng (nếu có) thường chỉ là phạt vi phạm hành chính từ những lỗi kỹ thuật của kế toán viên. Đó là số tiền không lớn để đến mức DN phải có vốn pháp định.
Quy định "phần vốn góp của người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của DN..." cũng lại thiếu khả thi. Bởi lẽ, dịch vụ kế toán là lĩnh vực "năng nhặt, chặt bị", không phải cứ có chứng chỉ hành nghề kế toán là đã có tiền để góp vốn thành lập DN. Chẳng hạn, một Cty TNHH có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên có chứng chỉ hành nghề kế toán có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, thì ba thành viên có chứng chỉ hành nghề phải góp ít nhất 505 triệu đồng. Rất ít người có chứng chỉ hành nghề có đủ số tiền theo yêu cầu trên để góp vốn!
Đặc biệt, quy định "phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của Cty" dựa trên cơ sở nào? DN nước ngoài góp vốn với DN dịch vụ kế toán Việt Nam có bị khống chế như trên hay không? Theo Biểu cam kết về dịch vụ đính kèm Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán không bị bất kỳ hạn chế nào. Vậy, quy định trên có vi phạm cam kết với WTO?
Hơn nữa, quy định "người có chứng chỉ hành nghề phải có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề" là "đẻ" thêm một "giấy phép cháu". Bởi, một kế toán viên, sau 4 đến 5 năm học đại học và có tới 5 năm công tác, phải trải qua một kỳ thi quốc gia mới lấy được "Chứng chỉ hành nghề kế toán" nhưng để được hành nghề lại phải xin "Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề"!
Hậu quả nhãn tiền
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự kiến cho ra đời hàng loạt giấy phép con, giấy phép cháu trong lĩnh vực dịch vụ kế toán.
Nguyên nhân phải kể đến trước hết là việc áp đặt phương thức quản lý đối với kiểm toán độc lập cho hoạt động dịch vụ kế toán. Đó là điều không hợp lý, là thổi phồng quá mức tầm quan trọng của dịch vụ kế toán. Bởi vì, giữa kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán có những điểm khác nhau rất cơ bản. Kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, trong khi đó, dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là các DN siêu nhỏ và nhỏ. Các DNNN không được sử dụng dịch vụ kế toán; những DN có quy mô vừa và lớn, các DN đã niêm yết trên TTCK, các ngân hàng, tổ chức tín dụng... không sử dụng dịch vụ kế toán mà tổ chức bộ máy kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý. Người có chứng chỉ kiểm toán viên không được hành nghề cá nhân, ngược lại, người có chứng chỉ hành nghề kế toán được hành nghề cá nhân.
Kiểm toán độc lập có sản phẩm riêng là báo cáo kiểm toán, còn sản phẩm của dịch vụ kế toán là hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính của DN khách hàng theo quy định của pháp luật. Về giá trị pháp lý của sản phẩm cung ứng: Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán độc lập được sử dụng với nhiều mục đích như: chia lợi nhuận; liên doanh, liên kết; đấu thầu... Trong khi đó, các báo cáo tài chính do dịch vụ kế toán cung cấp, người đại diện theo pháp luật của DN khách hàng vẫn ký và chịu trách nhiệm và những báo cáo này phần lớn chỉ phục vụ mục đích quyết toán thuế.
Quản lý chặt chẽ về chất lượng dịch vụ kế toán là rất cần thiết. Song, không thể chứng minh được rằng, những điều kiện thiếu tính khả thi, đi ngược lại xu thế của cải cách hành chính được quy định trong dự thảo Luật KT sẽ có tác động nâng cao chất lượng của dịch vụ kế toán. Nhân tố quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán là việc thiết lập và tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng, là việc thường xuyên phải cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề. Bộ Tài chính đã có quy định và VAA đã triển khai thực hiện tương đối tốt những quy định đó từ năm 2009 đến nay. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để những DN đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán hiện nay đăng ký hành nghề với VAA, gia nhập Chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA). Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đảm bảo chất lượng dịch vụ là điều kiện sống còn của các DN dịch vụ kế toán. Do đó, các DN phải thường xuyên quan tâm.

Quản lý chặt chẽ về chất lượng dịch vụ kế toán là rất cần thiết. Song, những điều kiện thiếu tính khả thi, trong dự thảo Luật KT sẽ có tác động nâng cao chất lượng của dịch vụ kế toán.
Dịch vụ kế toán là thị trường còn rất non trẻ ở nước ta. Số DN và kế toán viên đăng ký hành nghề với VAA còn rất ít. Theo đánh giá của VAA, số DN đăng ký hành nghề với VAA chỉ được khoảng 20% trong tổng số DN đang kinh doanh dịch vụ kế toán. Với kế toán viên hành nghề, từ năm 2005 đến nay, Bộ Tài chính đều tổ chức mỗi năm một kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, tức là đã có 9 kỳ thi. Không có số liệu được công bố về tổng số người đã được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán nhưng con số 190 kế toán viên hành nghề đã đăng ký hành nghề với VAA (bao gồm cả một số kiểm toán viên) là rất ít. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều người đã được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán nhưng không hành nghề dịch vụ kế toán. Trong bối cảnh trên, với chức năng quản lý nhà nước, Bộ Tài chính cần hỗ trợ cho các DN dịch vụ kế toán tồn tại và hoạt động, có những biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của lực lượng "kế toán chạy sô", đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích các DN dịch vụ kế toán đăng ký hành nghề với VAA để có thể quản lý về chất lượng dịch vụ. Khi các DN dịch vụ kế toán đủ mạnh và chiếm lĩnh được thị trường, việc đặt ra những yêu cầu cao hơn để đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ là hợp lý hơn. Đáng tiếc là dự thảo Luật nếu không có sự điều chỉnh sẽ... “ép” các DN dịch vụ kế toán phải rời khỏi thị trường. Và, tất nhiên, lực lượng dịch vụ kế toán bất hợp pháp sẽ "thừa thắng xông lên"!
Kiến nghị từ thực tế
Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, Bộ Tài chính cũng nhận định tác động của việc đặt thêm những điều kiện cho kinh doanh dịch vụ kế toán như sau: "Thực hiện theo phương án này sẽ chặt chẽ hơn đối với cá nhân hành nghề và DN trong việc đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm hạn chế sự phát triển về số lượng các DN dịch vụ kế toán thành lập mới". Nhận định trên hoàn toàn đúng và không chỉ "hạn chế sự phát triển về số lượng các DN dịch vụ kế toán thành lập mới" mà sẽ dẫn đến tình trạng nhiều DN dịch vụ kế toán sẽ "biến mất" trên thị trường. Sự biến mất của các DN dịch vụ kế toán sẽ xảy ra theo một trong hai cách. Thứ nhất, chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán vì chủ DN không đủ sức (cả về thời gian và tiền bạc) để "xin" các giấy phép con. Thứ hai, không đăng ký hành nghề, không xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn vô tư kinh doanh dịch vụ kế toán. Chắc chắn rằng, sự "biến mất" theo cách thứ hai sẽ gia tăng. Câu hỏi được đặt ra là: Bộ Tài chính có đủ lực lượng để kiểm tra xử phạt? Câu trả lời là: Không! Và điều đó cũng có nghĩa là, Bộ Tài chính đã chính thức "bàn giao" thị trường dịch vụ kế toán cho lực lượng kế toán hành nghề bất hợp pháp hiện nay! Đến bao giờ chúng ta mới có một thị trường dịch vụ kế toán lành mạnh và những DN dịch vụ kế toán đủ lớn?
9 ... giấy phép để được hoạt động
Điều 55 Luật Kế toán hiện hành được dự Luật KT chia thành 10 điều từ 55a đến 55k với "một rừng" giấy phép con, cháu. Chẳng hạn, một Cty TNHH muốn kinh doanh dịch vụ kế toán phải có đến...9 giấy phép như sau:
Số 1: Phải là thành lập Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên quy định tại tiết a Điều 55c Luật KT.
Theo quy định tại Điều 55d Luật KT, có những giấy phép con sau đây:
Số 2: Có ít nhất ba kế toán viên hành nghề;
Số 3: Có tối thiểu hai kế toán viên hành nghề là thành viên góp vốn;
Số 4: Người đại diện theo pháp luật, GĐ hoặc TGĐ của Cty TNHH phải là kế toán viên hành nghề;
Số 5: Phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
Số 6: Phần vốn góp của những người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của DN.
Số 7: Phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của Cty.
Số 8: Các kế toán viên hành nghề phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 55b Luật KT;
Số 9: DN phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định tại Điều 55d Luật KT.
Luật gia Vũ Xuân Tiền
Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách,
Hội Các nhà quản trị DN Việt Nam
Theo BaoMoi.Com

Saturday, September 6, 2014

VIC góp 6 tỷ đồng thành lập công ty con

VIC Thành lập công ty con

VIC góp 100% vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại đầu tư và phát triển Thời Đại.
Tập đoàn Vingroup-Công ty cổ phần (mã VIC) công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con.
VIC thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại đầu tư và phát triển Thời Đại. Công ty con có vốn điều lệ 6 tỷ đồng, VIC góp 100% vốn. Đây là công ty con thứ 20 của VIC. Công ty con có trụ sở tại 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM.
Kể từ đầu năm, VIC giảm bớt 2 công ty con. Cụ thể, trong tháng 6, VIC và công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênVinpearl đã lần lượt chuyển nhượng 30% và 10% quyền biểu quyết trong Công ty cổ phần phát triển thành phố xanh. Thành lập Công ty thành phố xanh không còn là công ty con của VIC.
Gần đây, hôm 31/7, một công ty con của VIC là Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch sinh thái Nam Qua đã hoàn tất thủ tục pháp lý để giải thể.
Theo Gafin

 

Từ 1/6 đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Thủ tướng vừa ban hành nghị định cho phép cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Thời gian cấp phép thành lập doanh nghiệp cũng giảm một nửa.
Theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xem xét hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục qua hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ nộp qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký qua mạng điện tử vẫn có thể gửi hồ sơ qua hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu hồ sơ được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ in giấy xác nhận nộp hồ sơ qua mạng, sau đó người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và gửi đến phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nghị định mới của Thủ tướng cũng quy định rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, từ 10 ngày như trước đây, xuống còn 5 ngày. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp giấy chứng nhận, người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Nghị định 43, doanh nghiệp đăng ký trùng tên với doanh nghiệp trước đó sẽ không phải đổi tên. Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
(Theo website Chính phủ)