Saturday, December 20, 2014

Cách giảm vốn điều lệ công ty cổ phần mới

Sau khi thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp có thể cần tìm hiểu thêm Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong các thủ tục chưa được hướng dẫn chi tiết và cụ thể so với nhu cầu đặc biệt lớn của cộng đồng doanh nghiệp trước khủng hoảng kinh tế. Luật sư Luật Hùng Phát xin có một số ý kiến chia sẻ để quý bạn đọc tiện nắm bắt
Luật doanh nghiệp chỉ ghi nhận 03 cách thức giảm vốn điều lệ thành lập công ty TNHH mà không quy định cách giảm vốn điều lệ công ty cổ phần. Do đó mặc dù pháp Luật cho phép công ty cổ phần được phép giảm vốn nhưng các doanh nghiệp vẫn loay hoay không biết thực hiện như thế nào. Để cùng chia sẻ các cách thức giảm vốn chúng ta cùng tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vốn điều lệ và cổ phần của công ty cổ phần
- Theo quy định tại 4 Điều 40 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì: "Vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán".
- Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 quy định: "Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty."
- Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Điều 91 luật Doanh nghiệp 2005 quy định mua lại cổ phần đã bán theo quyết định của công ty. "Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán"  (khoản 2 Điều 92 Luật Doanh nghiệp).
Từ 03 quy định này chúng ta có thể có 1 cách giảm vốn từ khoản 9, điều 4 nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định công ty cổ phần sau 03 năm số cổ phần không chào bán hết thì phải làm thủ tục giảm số vốn nói trên đi. Như vậy đây là một cách để giảm vốn mặc dù về mặt thực tế cũng không phải dễ dàng thực hiện.
Cách thứ 2 là cách thiên về học thuật nhiều hơn thực tiễn bởi một số chuyên gia cho rằng nếu việc giảm vốn là cấp bách thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi loại hình sang TNHH để tiến hành giảm vốn. Sau khi hoàn tất việc giảm vốn thì lại làm thủ tục chuyển đổi sang công ty cổ phần.
Có thể thấy mặc dù pháp luật chưa có nhiều hướng dẫn về giảm vốn điều lệ công tycổ phần tuy nhiên từ sự kết hợp các quy định pháp luật cũng cho người nghiên cứu thấy được nhiều cách thức để thực hiện thủ tục này. Với vai trò công ty Luật hàng đầu Việt Nam chúng tôi cũng có những phương án đặc biệt tạo sự nhanh gọn và thuận tiện trong việc thực hiện giảm vốn công ty cổ phần. Quý vị cần tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với Luật sư công ty chúng tôi để được tư vấn.

2 comments: