Saturday, September 13, 2014

Hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới

Hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới

NDĐT- Ngày 23-5, trong phiên trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, cần xác định rõ hơn những ngành, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể, hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước, đã được phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 (Ảnh minh họa: Trần Hải).
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đạt 921 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, ở thời điểm hiện nay, pháp luật về quản lý nhà nước nói chung và quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng đang gồm nhiều nghị định, quyết định và chưa có một luật để điều chỉnh.
DNNN đã tạo việc làm cho hơn 1,2 triệu người lao động, có mức thu nhập tương đối ổn định so với thực trạng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Vốn nhà nước đầu tư vào thành lập doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, tăng lên 921 nghìn tỷ đồng năm 2012, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, thành lập công ty. Hơn 6.000 doanh nghiệp đã được sắp xếp, cổ phần hóa DNNN. Tái cơ cấu DNNN bước đầu đã có một số kết quả tích cực.
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Cụ thể như, đầu tư vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư thực tế chưa được triển khai đầy đủ do hạn chế về tính khả thi. Trong khi đó, từ năm 2004 đến nay, Nhà nước không còn cấp bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho DNNN để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngoại trừ trường hợp thực hiện các nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc quyết định cấp để lại cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam một phần lợi nhuận được chia của nước chủ nhà trong thành lập Công ty liên doanh Vietsovpetro. Giai đoạn này cũng không sử dụng NSNN để cấp vốn điều lệ cho việc thành lập mới DNNN.
Ngoài ra, các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến DNNN chưa được luật hóa kể từ thời điểm Luật DNNN năm 2003 hết hiệu lực. Trong khi đó, Luật thành lập Doanh nghiệp năm 2005 có phạm vi điều chỉnh tập trung vào việc thành lập, mô hình tổ chức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề đặc thù cho DNNN như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác đối với hoạt động của DNNN chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương xứng với với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp dẫn đến hạn chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với DNNN cũng có phần chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của DNNN chưa cao, chưa được chú trọng và quan tâm.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian qua, đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà nước đối với DNNN trong việc định hướng, tổ chức lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện tái cơ cấu DNNN, phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan
Dự án Luật bao gồm bảy chương, 63 điều, quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giám sát hoạt động đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong đó, quy định đối tượng áp dụng là đại diện chủ sở hữu nhà nước, đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp, đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp; thành lập công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ý kiến của các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước; khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay và bảo đảm tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan.Việc ban hành Luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình tái cơ cấu các DNNN, tái cơ cấu nền kinh tế cũng như đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí trong quản lý kinh tế.
Riêng về phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo các hình thức đầu tư, cần xác định rõ hơn những ngành, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể. Theo đó, cần hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới, cũng như làm rõ những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp và đề nghị quy định cụ thể hơn về vai trò, mô hình hoạt động của doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định cụ thể hóa định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước như đã nêu tại Kết luận số 50-KL/TƯ ngày 29-10-2012 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
NGÂN ANH ghi